Giữ nội thất xe hơi luôn sạch sẽ cũng quan trong như việc giữ gìn vệ sinh ngôi nhà bạn. Bạn sống bên trong xe ô tô của bạn mỗi khi bạn lái xe hay ngồi trong chiếc xe của bạn. Để đảm bảo sức khỏe bạn và các thành viên trong gia đình bạn cũng như hành khách trên xe việc giữ ghế xe hơi cũng như nội thất bên trong xe luôn sạch là điều cần phải quan tâm.
Việc giặt ghế xe hơi không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi lái xe mà còn tăng giá trị của chiếc xe. Với các loại ghế xe hơi khác nhau có các phương pháp làm sạch khác nhau.
Dưới đây là một số lời khuyên từ dịch vụ giặt ghế xe hơi – làm sạch nội thất ô tô do Giặt Thảm Việt cung cấp:
Dọn dẹp sạch sẽ sau mỗi chuyến xe:
Hút bụi thường xuyên:
Các mảnh vụn thức ăn, bụi đất đễ dàng bám chắc vào ghế xe hơi và chúng len lỏi vào các kẻ hở trên ghế nếu được tích tụ lâu ngày chúng sẽ gây nấm mốc và vi khuẩn phát triển làm cho không khí bên trong xe trở nên khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như hành khách trên xe. Cách tốt nhất để loại bỏ bụi đất và các mảnh vỡ ra ngoài là hút bụi thường xuyên. Bạn có thể mua một máy hút bụi cầm tay đặc biệt dung cho xe hơi với các đầu hút khác nhau sẽ hút sạch bụi bẩn mọi ngóc ngách trong xe bạn.
Loại bỏ vất bẩn
Loại bỏ vết bẩn ngay lập tức: Bạn có thể dễ dàng loại bỏ các vết bẩn mới trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn bằng các giải pháp đơn giản:
- Đối với vết mực: bạn có thể sử dụng ít rượu hoặc keo xịt tóc sau đó lau bằng khăn sạch.
- Đối với vết dầu mỡ: dùng ít xà phòng rửa chén pha loãng thấm vào khăn sạch sau đó lau nhẹ nhàng cho tới khi vết bẩn được loại bỏ.
- Nếu bạn tình cờ làm đổ cà phê lên ghế xe hơi bạn cần xử lý ngay bằng đá lạnh để lên vết bẩn và lau liên tục bằng khăn ẩm cho tới khi vết cà phê được loại bỏ hoàn toàn. Luôn luôn thấm vết bẩn không bao giờ được chà xát.
Làm sạch ghế vải hoặc ghế nỉ: Ghế vải hay ghế nỉ rất dễ phai màu và dễ tích tụ bụi bẩn nếu không được xử lý sớm sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn và các mảnh vỡ trên ghế ngồi và toàn bộ nội thất xe.
- Chuẩn bị một xô nước ấm và một xô nước lạnh.
- Pha loãng một ít xà phòng vào xô nước nóng.
- Ngâm miếng bọt biển vào xô nước nóng sau đó chà nhẹ lên ghế xe. Không nên thấm quá ướt.
- Sau khi các vết bẩn đã gần như được loại bỏ, bạn nhúng 1 chiếc khăn sạch vào xô nước lạnh lau chùi các vết còn lại và làm sạch hoàn toàn dư lượng xà phòng.
- Lặp lại quá trình này cho đến khi ghế và nội thất xe hơi được làm sạch hoàn toàn
- Mở cửa xe thông thoáng, dùng quạt thổi khô để tránh nấm mốc phát triển.
Làm sạch ghế xe hơi bằng da hoặc simili: Ghế bọc da hoặc simili thường dễ lau chùi hơn tuy nhiên nó dễ dàng bị bong tróc hoặc nứt do ánh nắng mặt trời vì vậy khi làm sạch cần phải cẩn trọng và chăm sóc thường xuyên hơn.
- Hút bụi ghế ngồi để loại bỏ hết bụi bẩn và mảnh vỡ.
- Sử dụng dung dịch làm sạch ghế da( Có bán ở những cửa hàng nội thất ô tô hoặc các công ty làm sạch chuyên nghiệp) hoặc nước rửa chén pha loãng cho vào bình xịt với một miếng bọt biển sạch và khô.
- Phun dung dịch làm sạch đồ da đều lên ghế sau đó dung miếng bọt biển chà nhẹ nhàng theo chuyển động tròn cho đến khi toàn bộ bề mặt ghế được bao phủ.
- Lau khô bề mặt ghế sofa da bằng khăn mền.
- Lặp lại các bước trên cho tới khi mỗi ghế xe ô tô đều được làm sạch.
- Lau sạch lại bằng khăn ẩm để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và dư lượng xà phòng.
- Để khô tự nhiên và tránh sử dụng lại ít nhất một giờ.
Làm sạch thảm trong xe ô tô: Cũng tương tự như làm sạch thảm trong nhà bạn.
- Nên hút bụi thường xuyên.
- Áp dụng từng phương pháp riêng cho từng vết bẩn.
- Đảm bảo thảm luôn khô ráo.
- Nên đặt một tấm thảm nhỏ trước cửa xe.
Khử mùi hôi trong xe hơi: Các vết bụi bẩn, vết thức ăn được tích tụ lâu ngày trong không gian kín như xe hơi rất dễ gây ra mùi hôi khó chịu nên ảnh hưởng rất lớn đến người thường xuyên sử dụng xe ô tô.
- Đổ đầy 2 bát giấm trắng.
- Đặt 1 bát trên bảng điều khiển xe và một bát đặt trên ghế ngồi phía sau xe.
- Đóng kín cửa xe và để qua đêm. Giấm trắng rất hiệu quả trong việc hấp thụ mùi hôi trong xe.
- Lấy 2 bát giấm trắng ra ngoài, mở cửa xe thông thoáng cho đếm khi mùi giấm bay hết.
- Dùng máy hút bụi hút kỹ lưỡng mọi ngóc ngách trong xe.
Bảo quản thảm và ghế xe hơi:
- Khăn lau em bé: Không nhất thiết phải sử dụng xà phòng và nước để làm sạch ghế xe hơi của bạn. Khăn em bé với bộ mền tốt, không mài mòn sẽ hấp thụ hết bụi bẩn trên xe.
- Baking soda: Hỗn hợp nước và baking soda có hiệu quả tốt đối với các vết bẩn cứng đầu đặc biệt là các vết nôn trên xe.
- Đảm bảo ghế và nội thất xe hơi luôn khô thoáng, khi làm sạch không nên sử dụng nhiều nước, không để nước thấm sâu vào bên trong ghê.
- Nên thuê các dịch vụ giặt ghế xe hơi và giặt nội thất xe hơi để làm sạch định kỳ, các công ty làm sạch chuyên nghiệp có máy móc và dung dịch giặt ghế xe hơi chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn, mùi hôi trong xe.
Dịch vụ giặt ghế xe hơi , giặt nội thất xe hơi do Giặt Thảm Việt cung cấp với quy trình kép loại sạch bụi bẩn,dung dịch giặt ghế xe hơi diệt khuẩn và nấm mốc đồng thời loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên xe. Với hệ thống quạt thổi thông minh ghế xe hơi sẽ được thổi khô hoàn toàn sau khi giặt.
Việc giặt ghế xe hơi định kỳ không những đảm bảo sức khỏe cho bạn và các hành khách trên xe bạn mà còn đảm bảo giá trị của chiếc xe.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm Giặt thảm Việt cam kết đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ giặt ghế xe hơi – vệ sinh nội thất xe hơi tốt nhất. Bạn chỉ cần liên hệ đến các chi nhánh gần nhất của chúng tôi để có sự hỗ trợ tốt nhất hoặc truy cập vào https://giatthamviet.com/ hoặc http://toantamvn.com/ để có thêm thông tin hữu ích.
Hãy để TOÀN TÂM giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mr Khang 094.671.2468
Chia sẻ bài viết:
Cùng danh mục
-
Top những bột thông cống, bồn cầu tốt nhất hiện nay
-
Thông cống bồn cầu, bồn rửa bát, nhà tắm bị tắc bằng các mẹo đơn giản. Bạn đã biết chưa?
-
Hướng dẫn vệ sinh nhà tắm sạch sẽ, nhanh chóng và tiện lợi
-
Ngăn chặn vi khuẩn tích tụ trong bồn cầu
-
5 cách chọn và bố trí bàn làm việc tiết kiệm không gian
-
5 cách tẩy trắng bồn cầu bị ố vàng lâu ngày
-
Vệ sinh xe đạp thể thao và bảo dưỡng tại nhà đơn giản
-
Tủ bếp thường được làm từ loại gỗ gì?